Nếu bạn quan tâm đến các thiết bị nâng hạ trong nhà máy, công xưởng thì điều quan trọng và cần thiết mà bạn cần làm là nắm rõ những cơ cấu nâng hạ cầu trục. Từ đó có thể hiểu thêm về thiết bị và sử dụng chúng một cách hiệu quả, đúng mục đích.
Cấu tạo của cơ cấu nâng hạ cầu trục bao gồm: Xe cầu, xe con, cơ cấu nâng - hạ, mỗi bộ phận đều có những chức năng khác nhau, trong đó:
Xe cầu:
Là một khung sắt hình chữ nhật được thiết kế với kết cấu chịu lực, gồm một dầm chính chế tạo bằng thép, đặt cách nhau một khoảng tương ứng với khoảng cách của bánh xe con, bao quanh là một dàn khung. Hai dầm cầu được liên kết cơ khí với hai dầm ngang tạo thành một khung hình chữ nhật trong mặt phẳng ngang. Các bánh xe của cầu trục được thiết kế trên các dầm ngang của khung để cầu trục có thể chạy dọc suốt nhà xưởng một cách dễ dàng.
Xe con:
Là bộ phận chuyển động trên đường ray trên xe cầu, trên đó có đặt cơ cấu nâng hạ và cơ cấu di chuyển cho xe con. Tùy theo công dụng của cầu trục mà trên xe con có một hoặc hai, ba cơ cấu nâng hạ, gồm một cơ cấu nâng chính và một hoặc hai cơ cấu nâng phụ. Xe con di chuyển trên xe cầu và xe cầu di chuyển dọc theo phân xưởng hoặc nhà máy sẽ đáp ứng việc vận chuyển hàng hóa đến mọi nơi trong phân xưởng.
Cơ cấu nâng – hạ:
Có hai loại chính:
Loại dùng cho cầu trục một dầm là palăng điện hoặc palăng tay. Palăng điện hay palăng tay đều có khả năng di chuyển dọc theo dầm chính để nâng hạ vật. Các loại palăng này được chế tạo theo tải trọng và tốc độ nâng yêu cầu.
Đối với các loại dầm thông thường, các cơ cấu nâng hạ được chế tạo và đặt trên xe con để có thể di chuyển dọc theo dầm chính. Trên xe con có từ một đến ba cơ cấu nâng hạ. Ngoài ra còn có cơ cấu phanh hãm.
Đối với loại thiết bị này thì việc phân loại cũng đa dạng bao gồm 4 đặc điểm là: theo hình dạng, theo tải trọng, theo chế độ làm việc và theo chức năng.
Theo hình dạng bộ phận nâng hạ
Cầu trục dùng móc tiêu chuẩn.
Cầu trục dùng gầu ngoạm.
Cầu trục dùng nam châm điện.
Theo tải trọng, bao gồm có nhẹ, trung bình và nặng, trong đó:
Loại nhẹ có trọng tải dưới 10 tấn.
Loại trung bình có trọng tải từ 10 cho đến 15 tấn.
Loại nặng thì cao hơn với trên 15 tấn.
Theo chế độ làm việc gồm:
Đối với loại nhẹ thì TĐ% = 10 – 15% theo số lần đóng cắt trong một giờ là 60.
Còn loại trung bình thì có TĐ% = 15 – 25% theo số lần đóng cắt trong một giờ là 120.
Cuối cùng loại nặng có TĐ% = 40 – 60% theo số lần đóng cắt trong một giờ là trên 240.
Theo chức năng:
Cầu trục vận chuyển được sử dụng rộng rãi ở các nhà máy, xí nghiệp và sản xuất có yêu cầu về độ chính xác không cao.
Cầu trục lắp ráp được sử dụng trong các phân xưởng cơ khí và có độ yêu cầu về độ chính xác cao.
Trên đây là những chia sẻ của công ty cầu trục Sakura về cơ cấu nâng hạ cầu trục. Mong rằng bài viết trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về dòng thiết bị nâng hạ hiệu quả này trong nhà máy, công xưởng. Nếu có điều gì thắc mắc trong quá trình tìm hiểu bạn có thể liên hệ hotline 0946 130 868 - 0918 560 729 để được nhân viên tư vấn tận tình.
>>> XEM THÊM: Cầu trục và cơ cấu nâng hạ là gì?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CẦU TRỤC CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ NÂNG HẠ
Hotline: 0946 130 868 - 0918 560 729
Fanpage: https://www.facebook.com/congtycautruc/
Website: https://congtycautruc.com
Email: congtycautrucvn@gmail.com - cautrucsakura@gmail.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bộ phận: Phòng Chăm sóc khách hàng | |
Điện thoại | 0946 130 868 |
cautrucsakura@gmail.com | |
Website | https://congtycautruc.com |
Tọa Độ: 16.804280, 107.104673