Công tác kiểm tra sau khi lắp ráp cầu trục

Thứ năm - 25/07/2019 05:39
Công tác kiểm tra sau khi lắp đặt điều cần thiết mà mỗi doanh nghiệp cần áp dụng. Hãy theo dõi ngay bài viết sau đây để biết được công tác kiểm tra đó bao gồm những gì?
Công tác kiểm tra sau khi lắp ráp cầu trục
Công tác kiểm tra sau khi lắp ráp cầu trục

Bất cứ dòng thiết bị nào cũng thế, sau khi tiến hành lắp đặt cũng cần kiểm tra lại kỹ càng. Điều này phần nào đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình sử dụng thiết bị. Vậy đối với hệ thống nâng hạ, bạn cần kiểm tra những gì sau khi lắp đặt? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây của công ty cầu trục Sakura. Theo dõi ngay nhé!

Quy định kiểm tra sau khi lắp đặt

  • Tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống cầu trục, mối hàn, ốc vít tại những vị trí quan trọng để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi dùng.

  • Kiểm tra công tắc, công tơ nhằm hạn chế hành trình di chuyển xe con, xe cầu.

  • Kiểm tra các thiết bị điện được dùng trong cầu trục, tiến hành hiệu chỉnh rơ le đảm bảo không vượt quá 29% dòng điện

Quy định kiểm tra sau khi lắp đặt
Quy định kiểm tra sau khi lắp đặt

Công tác kiểm tra sau khi lắp ráp cầu trục bao gồm những gì?

Để quá trình vận hành, máy móc, thiết bị nâng hạ được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Trước khi đưa vào sử dụng cần tiến hành công tác kiểm tra lắp ráp cầu trục theo đúng quy định. Vậy cần thực hiện những gì?

  • Trạng thái tiếp xúc của công tắc điện, nguồn điện

  • Kiểm tra thông suốt mạch điện

  • Kiểm tra hoạt động của phanh, điều chỉnh phanh phù hợp trước khi dùng

  • Kiểm tra mối hàn

  • Xem xét các thiết bị an toàn của hệ thống nâng hạ như: Ray điện an toàn 3p, phanh,...

Việc tiến hành kiểm tra sau khi lắp đặt sẽ tăng độ an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời hạn chế được tình trạng tai nạn lao động trong nhà máy, công xưởng. 
 

cau truc dam doi 5 tan
Công tác kiểm tra sau khi lắp ráp cầu trục bao gồm những gì?

Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra cần đặc biệt lưu ý đến thử tải tĩnh và thử tải động.

  • Đối với thử tải tĩnh: 

Việc thử tải được tiến hành thử nghiệm tại vị trí bất lợi nhất của cầu trục, độ cao nâng 100 – 200 mm. Thử nghiệm tĩnh thường kéo dài trong vòng 10 phút. Sau 10 phút mà độ cao của tải trọng không thay đổi và không thấy hiện tượng bất thường xảy ra nghĩa là đặt tiêu chuẩn kỹ thuật. Thử nghiệm tĩnh giúp chúng ta kiểm tra độ bền chung của máy trục độ bền của từng chi tiết chính và đặc biệt đối với cầu trục là ổn định cơ cấu nâng hạ.

  • Đối với thử tải động:

Tiến hành kiểm tra tất cả từ cơ cấu cầu trục, cột đỡ và đường ray. Cần đảm bảo tất cả đều đáp ứng tiêu chuẩn an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Bên cạnh tiến hành công tác kiểm tra sau khi lắp ráp cầu trục bạn cũng cần kiểm tra định kỳ cho hệ thống thiết bị của mình trong suốt quá trình sử dụng để đảm bảo nhé. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về công tác kiểm tra sau khi lắp ráp cầu truc. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu. Nếu có gì thắc mắc, cần hỗ trợ hãy gọi ngay cho công ty cầu trục theo hotline 0946 130 868 - 0918 560 729

>>>XEM THÊM: Cách phân loại palang và cách thức hoạt động

---------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CẦU TRỤC CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ NÂNG HẠ
Hotline: 0946 130 868 - 0918 560 729
Fanpage: https://www.facebook.com/congtycautruc/
Website: https://congtycautruc.com
Email: congtycautrucvn@gmail.com - cautrucsakura@gmail.com 

 

 Từ khóa: Ray điện an toàn 3p

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây