Tìm hiểu cấu tạo của cầu trục dầm đôi

Thứ hai - 21/01/2019 04:05
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về cấu tạo của cầu trục của cầu trục dầm đôi. Hãy cùng theo dõi.
Cầu trục dầm đôi
Cầu trục dầm đôi
Cầu trục dầm đôi là thiết bị nâng hạ không thể thiếu trong các công xưởng, nhà kho kinh doanh, sản xuất hiện nay. Thiết bị này góp phần thay thế con người nâng - hạ - sắp xếp các vật dụng các vật dụng, kiện hàng có trọng lượng lớn. Vậy cầu trục dầm đôi có cấu tạo như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Cấu tạo của cầu trục dầm đôi

Cấu tạo cầu trục dầm đôi gồm các bộ phận sau:

  • Các đường ray

  • Bánh xe di chuyển

  • Dầm cuối

  • Cáp điện

  • Cơ cấu nâng phụ

Cơ cấu nâng

cau truc dam doi 2
Cấu tạo của cầu trục dầm đôi
  • Thiết bị nâng
  • Dây

  • Sàn đứng

  • Dầm chính

  • Cơ cấu di chuyển Palang

  • Cơ cấu di chuyển cầu trục

2. Nguyên lý hoạt động của cầu trục

Cầu trục dầm đôi hoạt động dựa trên nguyên lý sau:

  • Dầm chính và dầm cuối được liên kết cứng với nhau tạo thành một khung đảm bảo độ cứng theo cả phương đứng và phương ngang. Trên dầm biên có lắp các bánh xe có khả năng di chuyển trên ray được đặt dọc theo sàn của nhà xưởng. Khẩu độ của cầu trục là khoảng cách theo phương ngang giữa tâm các ray.
  • Khi cầu trục vận hành, palang sẽ chạy dọc theo các đường ray trên dầm chính. Tùy thuộc vào công dụng của cầu trục mà trên palang lắp 1 hay 2 cơ cấu nâng. Với những palang có 2 cơ cấu nâng thì cơ cấu nâng chính sẽ có tải trọng lớn còn cơ cấu nâng phụ sẽ có tải trọng nhỏ hơn.
  • Cơ cấu di chuyển sẽ được đặt trên kết cấu dầm cầu. Đường điện chạy dọc theo nhà xưởng và sàn đứng sẽ được sử dụng để cung cấp cho động cơ.
  • Cáp điện treo trên dây sẽ cấp điện cho các động cơ đặt trên palang. Ngoài ra cầu trục còn được thiết kế có phần sàn đứng với lan can để phục vụ cho việc đi lại kiểm tra và bảo trì, sửa chữa.

3. Ưu và nhược điểm của cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi khá gọn nhẹ, dễ dàng lắp đặt, sử dụng và bảo trì vì vậy ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong những cầu trục có khẩu độ trên 15m

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì cầu trục dầm đôi cũng có những nhược điểm như xảy ra hiện tượng xô lệch dầm cầu khi di chuyển do lực cản của hai bên ray không đều.

4. Ứng dụng của cầu trục dầm đôi

Vì sự tiện lợi nên cầu trục dầm đôi được ứng dụng rộng rãi vào các công trường xây dựng, nhà máy sản xuất hay nhà kho nhằm nâng hạ các vật liệu nặng, di chuyển các kiện hàng hoặc sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định.

cau truc dam doi 3
Cầu trục dầm đôi được sử dụng trong các nhà xưởng sản xuất

Hy vọng với những thông tin về cấu tạo cầu trục dầm đôi trên đây sẽ giúp bạn biết được nên lựa chọn loại cầu trục nào để phù hợp với công việc của mình.

Nếu muốn sử dụng cần trục dầm đơn để tăng hiệu suất công việc thì đừng quên liên hệ với công ty cầu trục để được tư vấn nhiệt tình và có thêm những thông tin hữu ích nhé.

>>>Xem thêm: Thiết bị nâng hạ công trình và những gì bạn cần biết

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CÔNG TY CẦU TRỤC CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ NÂNG HẠ

Hotline: 0946 130 868

Website: https://congtycautruc.com

Email: congtycautrucvn@gmail.com

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây