Bạn cần lưu ý các mốc thời gian để kiểm định cầu trục sau đây:
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Sau khi hoàn thiện lắp đặt và trước khi đưa vào sử dụng lần đầu bạn phải tiến hành kiểm định kỹ thuật an toàn để đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của cầu trục theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Đây là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của cầu trục khi lần kiểm định trước hết hạn.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Đây là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn cầu trục không báo trước mà dựa vào các trường hợp sau đây:
+ Sau khi sửa chữa,nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị;
+ Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt.
+ Khi có yêu cầu của cơ sở sử dụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Khi kiểm định cầu trục bạn cần thực hiện đầy đủ các bước sau đây:
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị;
Kiểm tra bên ngoài;
Kiểm tra kỹ thuật- Thử không tải;
Các chế độ thử tải- Phương pháp thử;
Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Khi kiểm tra cầu trục bạn phải đảm bảo bước trước đó đạt yêu cầu thì mới tiến hành bước tiếp theo. Và tất cả các bước này đều phải được ghi chép một cách đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường.
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định thiết bị nâng kiểu cầu phải phù hợp và phải được hiệu chuẩn theo quy định. Bạn cần chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ sau đây để phục vụ kiểm định cầu trục:
Thiết bị đo tải trọng thử (lực kế);
Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí: đo độ dài, đo đường kính, đo khe hở...
Thiết bị đo điện trở cách điện;
Thiết bị đo điện trở tiếp đất;
Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác (nếu cần): máy trắc đạc quang học (thụỵ bình, kinh vỹ), thiết bị xác định khuyết tật cáp, thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn.
Khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau đây thì bạn có thể tiến hành kiểm định cầu trục:
Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.
Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.
Trước khi tiến hành kiểm định cầu trục, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định và cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có);
Bản vẽ chế tạo ghi đủ các kích thước chính;
Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
Hồ sơ xuất xưởng của thiết bị nâng kiểu cầu:
Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn (Theo 3.1.2 TCVN 4244 : 2005);
Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn (Theo 3.3.4 TCVN 4244: 2005);
Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
Các báo cáo kết quả, biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, điện trở cách điện động cơ, thiết bị bảo vệ (nếu có);
Hồ sơ lắp đặt;
Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.
Với các trường hợp kiểm định định kỳ hay kiểm định bất thường chúng ta cũng làm tương tự theo các bước nêu trên.
Trên đây là một vài thông tin về những nguyên tắc cần biết khi kiểm định cầu trục. Ngoài ra để biết thêm thông tin về các sản phẩm cầu trục bạn có thể liên hệ đến Công ty cầu trục qua hotline 0946 130 868 - 0918 560 729 để được tư vấn tận tình hơn.
>>>XEM THÊM: Đặc điểm của cầu trục chuyên dùng bốc xếp và cầu trục kho xưởng sản xuất
---------------------------------------------------------------------------------------------
CÔNG TY CẦU TRỤC CHUYÊN CUNG CẤP THIẾT BỊ NÂNG HẠ
Hotline: 0946 130 868 - 0918 560 729
Fanpage: https://www.facebook.com/congtycautruc/
Website: https://congtycautruc.com
Email: congtycautrucvn@gmail.com - cautrucsakura@gmail.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Bộ phận: Phòng Chăm sóc khách hàng | |
Điện thoại | 0946 130 868 |
cautrucsakura@gmail.com | |
Website | https://congtycautruc.com |
Tọa Độ: 16.804280, 107.104673